Tiêu tiền
Cũng giống như hầu hết các ngành khác ngành giáo dục cũng cũng chịu sự quản lý theo kiểu ngành ngang ngành dọc. Sở giáo dục đào tạo chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Bộ giáo dục & đào tạo nhưng lại chịu sự quản lý về mặt tài chính, hoạt động của UBND. Tương tự, Phòng giáo dục chịu sự quản lý trực tiếp về mặt chuyên môn của Sở Giáo dục nhưng lại chỉ là một phòng trong UBND Quận, tiêu tiền của Quận.
– Hàng năm các địa phương sẽ phải nộp ngân sách một khoản là X đồng, sau đó ngân sách sẽ trả về cho địa phương là Y đồng để duy trì hoạt động, xây dựng phát triển địa phương. Một số địa phương mạnh thì Y<X còn lại hầu hết các địa phương thì Y>X.
– Sở giáo dục và đào tạo một thành phố, tỉnh sẽ có hai nguồn phân bổ, nguồn ngân sách địa phương từ thành phố, tỉnh và nguồn ngân sách TW từ các dự án từ trên Bộ dót xuống.
– Để có tiền tiêu trong năm 2009 thì ngay từ bây giờ các Sở GD đã phải trình kế hoạch tiêu tiền, kế hoạch tiêu tiền này sẽ được UBND yêu cầu từ giữa năm với các mục tiêu cụ thể để các Sở Giáo dục định hướng. Ví dụ như nếu là năm ứng dụng CNTT thì năm đó các Sở sẽ tập trung nguồn tiền để mua sắm các phòng máy tính, trang bị phần mềm…Nhưng hầu hết các Sở GD đều có các khoản chi thường xuyên về mua sắm thiết bị dạy học để bổ sung cho các trường mà Sở GD đó quản lý hàng năm. Tiền năm nào tiêu gọn trong năm đó, nếu như đến hết năm 31/12 mà đơn vị chưa trình hồ sơ thanh quyết toàn thì số tiền đó sẽ bị cắt và đơn vị đó sang năm sẽ phải lập kế hoạch lại từ đầu.
– Đối với các dự án thì có tổng mức đầu tư rất nhiều tiền, toàn số tiền đó kho bạc không cấp thẳng cho đơn vị để đơn vị đó tiêu thế nào thì tiêu mà yêu cầu đơn vị phải lập kế hoạch tiêu tiền hàng năm. Một dự án có thể kéo dài nhiều năm, nếu như chủ đầu tư không tiêu hết tiền sang năm nay thì tiền sẽ được tự động chuyển sang năm sau.
No comments