Breaking News

Chiến lược sống - Luật sống


Áp dụng 10 luật sống này như thế nào sẽ quy định kết quả cuộc sống của bạn. Bạn có thể thay đổi cuộc sống của bạn rất rõ ràng nhưng 10 luật sống này luôn luôn là như vậy.

Chiến lược sống – luật sống.

Quy luật số 1: Bạn chỉ có thể biết hoặc không biết.

1. Đời là một cuộc tỉ thí có đồng hồ đo thời gian.
2. Chẳng nơi đâu có huyền thoại, chỉ là do chính bạn tạo ra huyền thoại mà thôi.
3. Đôi khi ta không cần phải tự mình trải nghiệm những thứ đã rõ ràng.
4. Bạn sẽ trở thành kẻ bị lợi dụng nếu bạn để họ làm mà bạn đứng nhìn hoặc đi theo.
Tôi phải biết:
•Họ đánh giá cái gì cao nhất trong lúc này? – Tiền, danh vọng, tình cảm,…
•Đời sống đang được vận hành – vậy nó được vận hành như thế nào?
•Họ chống đối hay có thành kiến gì? – Họ sợ gì? – Họ có khuynh hướng gì?
•Theo thói quen, họ hay chấp nhận những lập trường kiểu thế nào?
•Họ cần nghe những gì từ một người để đánh giá là đủ tin hay chưa tin?
•Những loại sự việc nào mà họ cho là thích hợp?
•Họ thích nhất cái gì trên đời?
10 đặc tính chung của mọi tầng lớp xã hội:
1.Nỗi sợ hãi lớn nhất: Bị tẩy chay;
2.Nhu cầu số 1: Được công nhận, được chấp nhận;
3.Làm việc hiệu quả nhất khi lòng tự trọng được tăng cường;
4.Họ luôn luôn quan tâm – tôi có lợi gì trong mọi hoàn cảnh;
5.Họ luôn luôn nói về bản thân họ - nó luôn luôn là điều quan trọng;
6.Chỉ nghe và làm theo những gì họ hiểu;
7.Chỉ thích, tin và tín nhiệm những ai thích họ;
8.Họ thường chỉ làm những việc vì những lý do khác thay vì những lý do họ nói ra bên ngoài;
9.Những người vĩ đại thậm chí cũng có lúc nhỏ nhen;
10.Họ luôn luôn đeo một cái mặt nạ xã hội.


Quy luật số 2: Bạn tự tạo ra kết quả cho bản thân mình.
1. Hãy chịu trách nhiệm về chính cuộc đời của mình.
2. Bạn phải hiểu được tại sao và vai trò của bạn trong những kết quả của cuộc đời của bạn.
3. Không phải bạn là nạn nhân của những đối xử bất công mà ngược lại, chính bạn chọn những bất công đó cho bạn.
4. Không bao giờ đổ lỗi cho người khác, bạn phải tử chịu trách nhiệm.
5. Hãy luôn luôn nhớ rằng: chịu trách nhiệm và chịu tội là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
6. Khi chọn cách cư xử cho mình, đồng thời bạn cũng chọn luôn hậu quả;
7. Khi bạn chọn tư tưởng, đồng thời bạn đã xác lập hậu quả và chọn luôn các chức năng sinh lý, tâm lý khác của cơ thể - hay ngắn gọn: Đã chơi là phải chịu.
8. Những hậu quả này sẽ tạo ra kinh nghiệm của cuộc đời.
9. Bạn tương tác với người khác ở mức độ nào thì họ sẽ trả lại bạn tương tự. Khi bạn quan tâm họ, họ sẽ quan tâm lại bạn, khi bạn yêu quý họ, họ sẽ yêu quý lại bạn…
10. Gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy.
Vậy "Tất cả những kết quả trong cuộc sống của bạn đều do bạn tự xây dựng lên".


Quy luật số 3: Người ta chỉ làm những gì có lợi.
Tất cả mọi "hành động" đều mang lại "lợi ích" cho người thực hiện;
Một số việc mà theo logic thông thường bạn chẳng thấy nó có lợi gì cho bạn, nhưng theo chủ thức hoặc vô thức, bạn vẫn thực hiện… vì nó vẫn mang lại lợi ích cho bạn.
1.Nếu một hành động, một thói quen là xấu, nhưng bạn vẫn làm. Hãy tìm ra cho được lợi ích mà hành động đó đã mang lại cho bạn;
2.Một số thù đáp (lợi ích) mà bạn có thể thu được gồm có: Thù đáp xã hội (được công nhận, được chấp nhận, được ca tụng…), thù đáp tâm lý (thêm hy vọng, để trả thù, trả thù, cảm giác yên ổn, được yên ổn, được yêu thương, thù đáp sinh lý (ấm áp, mát mẻ, ăn ngon, sạch sẽ, tình dục…)
Bạn tự tạo ra thù đáp -> những kết quả có lợi và chính bạn chọn cách cư xử vì theo thâm tâm bạn đã chọn thù đáp đó. Điều quan trọng là bạn phải điều khiển được những thù đáp của mình và của người khác.


Quy luật số 4: Bạn không thể thay đổi cái bạn không thừa nhận
Nếu bạn phủ nhận vai trò của mình trong một sự kiện, cuối cùng bạn sẽ vẫn thấy nó xảy ra và tác động đến bạn.
Bạn sẽ tự vệ theo cảm giác!
Bạn sẽ được bảo vệ bởi những sự việc hay cảm giác hay bất cứ cái gì mà bạn đối phó không nổi hay không muốn đối phó – và điều này làm cho bạn phủ nhận vai trò của bạn trong những hoàn cảnh mà bạn gặp phải.
Nhưng bạn phải thành thật với chính bạn: Sự thật trần trụi, đáng xấu hổ. Hãy đưa ra những câu hỏi khó và trả lời với lòng thành thật đến tàn nhẫn.
Hãy chú ý – đây là điều bạn cần làm:
1.Thất bại lớn nhất của đời người là không vượt qua được chính bản thân mình!
2.Hãy nhìn thẳng vào vấn đề. Nếu nhìn vào vấn đề và công nhận nó nghĩa là bạn đã thắng 50%; 50% còn lại còn phải chiến đấu chống lại sự thực đó.
3.Nếu không chiến đấu với sự thực, rồi bạn sẽ lại nhận được kết quả cũ.
4.Can đảm lột mặt nạ và nắm lấy cơ hội để tẩy rửa mọi cặn bã, xoá đi mọi lỗi lầm của chính mình.


Quy luật số 5: Cuộc đời chỉ ân hưởng những hành động
Chiến lược của bạn:

1.Làm những quyết định thật thận trọng rồi bóp cò. Cuộc đời sẽ không quan tâm gì đến những tư tưởng mà không hành động.
2.Chọn lựa đúng cho kết quả đúng. Xử sự tốt sẽ cho kết quả tốt. Nếu không hành động, cuối cùng bạn sẽ chẳng nhận được gì cả.
3.Nếu bạn chỉ nói thì bạn sẽ chẳng nhận được gì.
4.Chẳng ai quan tâm bạn nói gì, nghĩ gì. Họ chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng như thế nào.
5.Cậu đừng bỏ qua những điều như thế, những cái đã qua không thể lấy lại được.
6.Chớp lấy cơ hội không chỉ là không bỏ lỡ mà còn là biết chọn đúng thời điểm.
7.Vấn đề là không biết đánh giá đâu là cơ hội. Hãy tự tạo ra cơ hội cho mình nếu không tìm thấy.
8.Sống có mục đích và biết đi đến mục đích: Công thức của mọi hành động có mục đích là làm chủ -> hành động -> sở hữu.
9.Hãy làm danh sách từ 5-10 người quen quan trọng nhất cuộc đời bạn. Ghi lại những lời yêu thương, những điều mà bạn luôn suy nghĩ về người đó, những công lao mà người đó mang lại cho bạn, tình thương của họ đối với bạn. Ngay tối nay hoặc tốt hơn là ngay bây giờ, hãy gọi điện cho họ và nói với họ những điều này.
10.Không chỉ ngồi đấy và muốn này muốn nọ là được, bạn phải quyết tâm, phải hành động thì mới có được điều mong muốn.
11.Sợ hãi là kẻ thù lớn nhất của hành động. Để hành động được, bạn phải chiến đấu chống lại sự sợ hãi.
12."Tôi có xứng đáng và thực sự có khả năng làm việc đó không?" – CÓ TÔI QUYẾT TÂM LÀM – TÔI SẼ CHỐNG LẠI SỰ SỢ HÃI NỮA.
13.Tôi có những nhược điểm – và tôi sẽ đứng lên đối phó với nó.
14.Tôi có thể sẽ chưa thành công, không thành công, nhưng thà rằng cố làm đến lúc thất bại còn hơn là bỏ cuộc giữa chừng và… cũng thất bại. Nếu tôi kiên trị, thất bại rồi sẽ kết thúc và tôi sẽ thành công.
15."Người ta tẩy chay tôi" – Nếu bạn sợ thì họ sẽ thực sự tẩy chay bạn. Hay chính bạn tự tẩy chay bản thân. Hãy hành động, kiên trì thì rồi được được công nhận.


Quy luật số 6: Không có đúng sai – chỉ do nhận thức mà ra
"Không có gì tốt hay xấu mà tư tưởng đã làm cho đúng – sai"
Chiến lược sống: Nhận ra cái kính bạn đang đeo để nhìn cuộc đời, thừa nhận tiểu sử, nhưng không để nó điều khiến bạn.
1.Điểm mấu chốt của mọi hành động: Bạn coi cư xử của bạn là đúng (có thể đã qua trải nghiệm nó) và khi gặp tình huống tương tự, bạn cư xử như cũ.
2."Định kiến": là 1 quyết định dài lâu, theo kinh nghiệm cá nhân và rất có thể là một niềm tin tiêu cực, mọc rễ trong nhận thức của ta. Đó chính là giới hạn – nếu bạn bước qua một giới hạn, cái giới hạn cũ mà lâu nay bạn cho là đúng nhất giờ đây sẽ sai lầm trầm trọng.
3.Mọi thành kiến chỉ là những cặp kính méo mó được tạo ra bởi những biến cố trong quá khứ.
4.Đánh giá lại vấn đề một cách tích cực, kiểm tra và xác minh lại những trải nghiệm hình thành lên định kiến, thói quen là định kiến và có thể nó đã sai trầm trọng.
5.Đổi mới nhận thức, dựa trên sự thật hiện tại, không dựa trên quá khứ.


Quy luật số 7: Cuộc đời được quản lý, không được cứu vớt
Chiến lược sống: 
Học cách nhận trách nhiệm đời mình và sống có trách nhiệm. Bạn là tài xế của chính bạn trên con đường cuộc đời.
Nghịch cảnh là một ông thầy tốt – Đối mặt với vấn đề  giúp ta lập trí – Đau khổ  khiến ta quý trọng niềm vui – Gặp vấn đề rắc rối  khiến ta nhận ra chính mình.
1.Tự bạn phải quản lý bạn để tránh những rủi ro, đảm bảo tài chính, an ninh,…
2."Ông ta" có tạo ra môi trường thuận lợi để bạn sử dụng hết tài khéo léo của bạn không? Không phải ông ta nào cả, chính bạn.
3.Tự bạn tạo ra những gì bạn muốn và tạo ra những dịp có được nó.
4.Tự bạn chăm sóc sức khoẻ của bạn, sự an lạc của bạn trong mọi mặt của cuộc sống.
5.Tự bạn phải chăm sóc các mối quan hệ của bạn và của người thân của bạn.
6.Tự bạn phải rèn luyện sự nhanh nhẹn, hoạt bát.
7.Tự bạn phải vạch ra thời khoá biểu.
8.Tự bạn tạo ra những giây phút hào hứng và giải trí
9.Sự cân bằng mọi thứ trong cuộc sống và trong công việc: Chính bạn tự tạo ra.

Ông quản lý đời bạn: Chính bạn…
•Tự bạn phải tuân thủ, phải rèn luyện, phải chịu đựng ông ta. Và… bạn phải đào tạo ông ta. Chính bạn phải đào tạo ông ta.
•Mô tả nhiệm vụ:
oChấp nhận và áp dụng cho bản thân các luật sống.
oQuyết định là gì: là giải quyết chứ không chịu đựng các vấn đề cá nhân; bạn phải chăm sóc bạn tốt hơn. Và bạn không thể cho những gì bạn không có.
oTìm những câu trả lời cho những câu hỏi còn bị bỏ ngỏ.
oKhông để những ấm ức trong lòng hay nói khác đi. Không để phản ứng tích luỹ.
oTôn trọng những gì thoả thuận dù với chính mình hay với người khác. Thậm chí với đồ vật.
•Thay đổi để đạt thành tích: Nó có tính kích thích: Nếu bạn có 1 thành công thì nó sẽ kích thích bạn làm tiếp
•Nếu bạn quản lý tốt đời bạn, hãy tự đặt ra câu hỏi và trả lời "Tôi có thể làm gì để đời tôi khá hơn?" Và hãy làm theo câu trả lời  Hãy để người khác nhận ra sự khác biệt của bạn.

Quy luật số 8: Chúng ta dạy cho người khác cách đối xử với chính chúng ta
Chiến lược: 
Hãy học cách thương lượng lại các mối quan hệ để đạt được những điều bạn muốn.
1.Khi chúng ta nói chuyện với người khác, hai người đã thoả thuận với nhau một cung cách, một phương pháp ứng xử, nó ngầm hiểu là cách lâu dài và xuyên suốt quá trình giao tiếp và kết quả giao tiếp sẽ là kết quả lớn nhất của phương thức trên các câu chuyện chỉ là sự thúc đẩy đến kết quả này.
2.Ngay từ lần đầu tiên thiết lập một mối quan hệ, chúng ta đã thiết lập cách thức ứng xử với nhau.
3.Để đạt kết quả tốt cho cuộc giao tiếp, chúng ta nên sử dụng thế mạnh của mình, không sợ và không do dự, không nghi ngờ, để đạt được vị thế mạnh như vậy, ta phải cần kiến thức và ý chí như đã bàn ở các luật trước.
4.Bán đi tài sản quý giá nhất: chính bạn.
5.Bạn mặc cảm có lỗi và làm theo những gì người ta bảo. Bạn bị điều khiển bởi thái độ ứng xử tiêu cực, mặc cảm không tốt.
6.Bạn không phải là người dễ điều khiển.
7.Đối xử tốt với người khác là cách tốt nhất dạy người khác có thái độ tốt ngược lại với chính mình.
8.Hay: Bạn mong muốn người khác thay đổi thái độ với bạn. Nhưng bạn lại vẫn giữ thái độ cư xử như cũ với người ta: bạn đã thất bại, hãy thay đổi mình trước đã.


Quy luật số 9: Sự tha thứ có sức mạnh
Chiến lược:
 Xem lại những sự tức giận, oán thù mà người ta gây ra cho bạn, nó thật sự tai hại. Hãy loại bỏ nó và tha thứ cho người đã gây ra cho bạn.
1.Căm thù, tức giận và oán thù là những tình cảm (cảm xúc) có sức mạnh vô cùng to lớn và có sức tàn phá ghê gớm nhất. Chúng xuất phát từ những hành động của kẻ khác mà bạn cho rằng làm hại đến bạn và những người thân, ôm căm thù trong người sẽ chẳng làm hại gì đến kẻ bạn đang căm thù, ngược lại, chúng còn làm hại chính bạn và người thân của bạn.
2.Căm tức, thù hận giống như một ngọn lửa, dù ban đầu nó chỉ là le lói, nhưng kết quả sẽ là tro tàn, mọi thứ tốt đẹp khác sẽ lại bị cháy rụi, nó đốt cháy mọi tình cảm tốt đẹp khác trong con người của bạn.
3.Điều cốt yếu nhất đó là khả năng trong con người của bạn. Bạn hoàn toàn có quyền không tức giận, vậy hãy tận dụng quyền đó tốt nhất, bạn đánh mất quyền đó nghĩa là bạn mất tự do.
4.Bạn cũng không thể cho đi cái gì mà bạn không có. Bình yên trong bạn lớn, ban yêu con cái và gia đình bạn, nhưng bạn lại đặc biết có tình cảm "ghét" một ai đó khác, vậy là tình yêu đó với gia đình sẽ vẩn đục và bạn không chỉ cho gia đình tình yêu, bạn cho cả căm giận và nó chẳng còn nguyên vẹn nữa.
5.Và bạn đã hiểu rằng căm tức ai đó thì chẳng lợi gì, vậy hãy bỏ qua cho họ, tha thứ cho họ và bạn nhận được nhiều hơn rất nhiều so với căm tức họ, đó chính là sức mạnh của tha thứ.
6.Và đơn giản nhất, cuối cùng nhất, hãy nhớ rằng tha thứ là việc của mình chứ không phải của người được tha thứ. Họ không cần phải ăn năn, không cần phải hối cải. Tha thứ là việc của mình. 


Quy luật số 10: Phải minh định nó
Chiến lược:
 Phải biết rõ bạn muốn gì và năm lấy cơ hội
1.Điều tai hại nhất của cuộc đời là xác định sai cái mình muốn – sai mục đích cuộc đời.
2.Vì vậy nêu tên cái bạn muốn là cái quan trọng nhất – hãy chú ý và cố gắng đừng nhầm lẫn.
3.Hãy chú ý tới những điều này: Mọi cái bạn muốn chỉ được nêu tên và giành lấy trong một khoảng thời gian cố định nào đấy, không có nhiều thời gian đến vô hạn, nó cũng giống như việc hàng hoá có hạn sử dụng vậy.
4.Nguy hiểm nhất khi nêu tên và giành lấy những cái mình muốn là không nhận ra những cái cảnh báo rằng cái tên đó không phù hợp.
5.Câu hỏi cần trả lời:
a.Cái gì là thành công đối với bạn, mức đến của bạn ở đâu, bạn phải tạo ra cái gì trong đời và nó sẽ giúp bạn có cảm giác gì?
b.Cái bạn muốn là gì?
c.Nó như thế nào khi bạn nắm được nó?
d.Khi có nó bạn cảm thấy như thế nào?
e.Bạn sẽ xử sự như thế nào khi có nó?
f.Bạn sử dụng nó với tư cách như thế nào?
g.Bạn sử dụng nó ở đâu?
h.Khi có được điều bạn muốn, cuộc đời của bạn sẽ thay đổi như thế nào?
6.Lỗi lầm lớn nhất khi nói lên điều mình muốn là tổng quát hoá hay trừu tượng hoá.
7.Câu hỏi khuôn mẫu: Bạn muốn gì? Bạn sẽ làm gì để đạt được nó? Nếu đạt được bạn cảm thấy thế nào và lặp lại.


Chiến lược bản thân: Hành trình có định hướng!
Lập một chiến lược sống:

•Bạn muốn đi đến đâu?
•Bạn đang ở đâu?
•Bạn sẽ phải làm gì?
•Bạn có hiểu thấu đáo mọi chuyện?
Đi một cuộc hành trình có hướng đi, có định hướng:
•Minh định vấn đề.
•Không chung chung, phải thật rõ ràng.
•Cần phải luôn theo dõi và tổng kết lại.
•Luôn luôn bám vào những mục tiêu đã đặt ra.
Đánh giá lại cuộc đời bằng nhiều phương diện:
•Cá nhân và sự nghiệp: Tự trọng, giáo dục, tài chính, sức khoẻ…
•Sự nghiệp: Thành tích, mục tiêu sự nghiệp, tăng tiến trong các lĩnh vực, thay đổi nghề nghiệp…
•Mối quan hệ: Bạn bè, quan hệ hiện có, tái lập, củng cố, thiết lập mới…
•Gia đình: Tư duy đại gia đình.
•Tâm linh: Quan hệ với trời đất, tinh thần, sức khoẻ tinh thần, thức ăn tinh thần, thông tri của cá nhân, tôn giáo, tiêu điểm sống và tiêu điểm triết học…
Định vị lại: 
•Không tự hiểu mình là một mất mát lớn nhất của cuộc sống.
•Hãy biến việc tự tìm hiểu mình trở thành một niềm thích thú nhất phải làm hàng ngày.
Chiến lược 7 bước đến mục tiêu:
1.Diễn tả mục tiêu bằng biến cố, hành vi nhất định, từ ước mơ đến mục tiêu, nó phải được diễn tả bằng những từ ngữ mang tính thực tế, có giá trị hành động.
•Câu hỏi: Hành vi nào tạo ra mục tiêu? Bạn đang làm gì khi sống với mục tiêu đó? Làm sao bạn có thể nhận ra bạn đã đạt mục tiêu? Bạn cảm nhận thế nào, cảm nghĩ gì khi đã có nó?
2.Diễn tả mục tiêu bằng những đại lượng có thể đo đếm được  xác định mức độ tiến bộ (bằng số lượng) trong việc đạt mục tiêu.
•Câu hỏi: Ở đâu? Với ai? Bao nhiêu? Việc nào? Cư xử ra sao? Bao lâu?
3.Ấn định thời gian hoàn thành cho mỗi mục tiêu – Timeline – thời gian biểu, thời gian hoàn thành (deadline).
4.Chọn mục tiêu mà bạn có thể điều khiển!
5.Soạn thảo và lập trình một chiến lược đi đến mục tiêu. Ước tính những chướng ngại vật chính, tài nguyên bạn có và cách thức chèo lái và vận dụng những tài nguyên đó. Lập chiến lược cứng rắn cũng giúp chúng ta lên tinh thần để thực hiện. Cách tốt nhất: Đừng dựa vào ý chí, hãy dựa vào môi trường.
6.Phân chia thành từng bước nhỏ. Bạn phải nhìn và biết đi từng bước nhỏ này.
7.Bạn phải tạo ra trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu của bạn.

Chiến lược tìm ra bí quyết:
Áp dụng 10 luật sống này như thế nào sẽ quy định kết quả cuộc sống của bạn.
1.Hai cảm giác: Lo sợ, tự trách mình… - Khấp khởi, mừng vui…
2.Đời sống là do đà sống chi phối – Thói quen tạo ra quán tính.
3.Bạn đang thiếu gì? – Ý thức, kỹ thuật, tiêu điểm, sự rõ ràng?
4.Hiểu và tìm ra bí quyết của mình. Thành công là do mình tạo ra, hãy xây dựng chiến lược sống dựa trên kinh nghiệm từ việc thành công hay thất bại của chính bạn.
5.Mọi mẫu số chung của tất cả mọi người thành công đều từ cá nhân của họ: Nét cá nhân của họ, chiến lược của họ, cá tính của họ, cách sống của họ, hạnh kiểm trân chính của họ, thói quen của họ… Bạn phải rèn luyện những đặc điểm trên theo cá nhân bạn. Đó mới là thành công của bạn.
6.Nhiệm vụ đầu tiên là hãy xác lập thông tin cá nhân và tìm ra bí quyết riêng, tính cách riêng và tốt nhất để giành thắng lợi cho cuộc đời.
7.Không để người khác hiếp đáp hay thay đổi con người của bạn, nhất là theo một hướng tiêu cực.
8.Biết rằng sai mà vẫn cứ lờ đi, kệ cho nó xảy ra là 1 thất bại thảm hại nhất. Hãy nghiên cứu và mổ xẻ chúng thật kỹ càng, vì thất bại đó là bài học lớn nhất.
9.Chọn lựa chính xác cách cư xử với những mối quan hệ của mình.
10.Sử dụng liên tục 5 phương diện để gợi hướng suy nghĩ (quy luật số 6).
11.Những đức tính tốt: Tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, niềm đam mê, sống trong sự thực, sự linh hoạt, dám liều mình, một hạt nhân vững chắc (tiêu điểm) (tạo ra những đội ngũ mạnh hoặc hệ thống mạnh), hành động có ý nghĩa, ưu tiên các bước cần thiết, tự quản lý đời sống của mình…
12.Lập kế hoạch và sống trong kế hoạch, con người và thời gian biểu phải được vạch ra rõ ràng.
13.Tạo môi trường với những giá trị tích cực, nhớ rằng lý trí không mạnh bằng môi trường bạn đang sống trong đó. Môi trường có thể làm thay đổi lý trí.
14.Luôn tạo ra những giá trị tích cực mới và chia sẻ với bất kỳ ai mình gặp. Hãy nhớ: Nếu ta chia sẻ giá trị tích cực với họ, chính ta cũng thu được giá trị tích cực đó.
15.Sống đúng với những luật sống.  

No comments